30 tháng 1, 2021

Chọn thái độ nào khi Trung Quốc gây chiến tranh?

 

Lâm Thế Nguyên (đVDVN)

Với chủ trương gây hấn mỗi ngày một thêm nghiêm trọng của Trung Quốc, yếu tố dẫn đến chiến tranh đã hiện rõ hơn mỗi ngày. Dù cường độ mâu thuẫn chưa đủ mạnh để có thể biến thành một cuộc tranh chấp quân sự qui mô, song việc chuẩn bị tinh thần và thái độ cần có cho một xung đột lớn là điều cần thiết.

Nếu chiến tranh không tránh khỏi được, Việt Nam bắt buộc phải chiến đấu bằng tất cả những gì đang có để không thực sự mất nước hoàn toàn. Ai cũng hiểu rằng nhà nước Việt Nam sẽ không thể có đủ sức chống lại cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra, nếu như không có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của thế giới và nhân dân. Do vậy, những người lãnh đạo đương quyền không có sự chọn lựa nào khác hơn là phải cố gắng bằng mọi cách để vận động sự hậu thuẫn của các quốc gia có quan hệ quyền lợi chiến lược, và toàn thể nhân dân.

Đáng tiếc là trong thực tế, phản ứng của các nước liên hệ chưa đủ mạnh để đưa đến một liên minh chặt chẽ có thể buộc Trung Cộng phải nhượng bộ ngay. Đối với nhân dân Việt Nam, sai lầm cố hữu của đảng CSVN vẫn là cố gắng dành lấy riêng quyền chủ động giải quyết vấn đề biến động biển Đông. Vì vậy, họ chưa vận dụng được toàn bộ sức mạnh của dân tộc một cách hữu hiệu.

Đối với các tổ chức chính trị đối lập với đảng cầm quyền hiện nay, cuộc chiến tranh với Trung Quốc sẽ đặt từng đoàn thể trước một sự chọn lựa tế nhị về thái độ phải có. Nếu chiến tranh xảy ra, các tổ chức đối lập, đối kháng có nên cùng đứng chung với đảng CSVN chống giặc xâm lăng để bảo vệ đất nước và đồng bào hay không? Mặt khác, với vị trí hậu thuẫn nào thì sự đoàn kết chống xâm lăng là hợp lý và hiệu quả? Quan trọng không kém là làm sao để việc hợp sức chống Tàu không phải là hành động vô tình giúp chế độ CSVN tiếp tục kéo dài tình trạng độc tài toàn trị ở sau đó.

Lịch sử dân tộc ta ghi nhận rằng Việt Nam chưa bao giờ tự ý gây chiến với Trung Quốc nhưng khi đã bị xâm lăng thật sự, dân tộc Việt luôn đoàn kết để bảo vệ bờ cõi một cách thành công. Trong tinh thần đó, nếu cuộc chiến tranh Việt- Trung xảy ra lần nữa, sự thống nhất ý chí và hành động của các thành phần dân tộc sẽ là điều tất nhiên. Các tổ chức đối lập sẽ không thể đứng nhìn diễn biến đất nước bị Trung Cộng xâm lăng bằng chiến tranh một cách bàng quan. Tuy nhiên, việc hậu thuẫn chính trị chỉ xảy ra khi nhà nước đương quyền đứng lên chống giặc với một tinh thần chiến đấu rõ ràng, và đã thực sự đặt quyền lợi Tổ Quốc lên trên hết.

Có thể nói, nếu đất nước đã lâm cảnh chiến tranh và nguy cơ mất nước đã trở thành hiển nhiên, thì vấn đề lớn nhất và đầu tiên là phải làm sao để đánh đuổi xâm lăng. Trong hoàn cảnh đó, để có thể hóa giải những mâu thuẫn đang có và tạo điều kiện đoàn kết dân tộc để cùng chống xâm lăng, nhà nước Việt Nam phải chấm dứt ngay mọi chủ trương, hành động đàn áp đối lập; đồng thời trả tự do ngay cho những người yêu nước bị giam giữ vì có hành động chống Trung Quốc xâm lấn trong thời gian qua. Nói rõ hơn, chúng ta không thể chấp nhận việc nhà nước Việt Nam tiếp tục nhân danh "Tổ Quốc" để đàn áp, bắt giam những người yêu nước. Để thể hiện thiện chí hòa giải thực sự, nhà nước đương quyền cũng cần phải hủy án tù cho tất cả tù nhân lương tâm đang bị giam tù vì các nỗ lực giải trừ nạn độc tài, tham ô và bất công.

Cùng lúc đó, nhà nước Việt Nam phải thực thi đúng nghĩa và đúng mức quyền tự do ngôn luận, lắng nghe ý kiến đóng góp của các tầng lớp trí thức, nhân sĩ và những người đối lập ôn hòa. Chỉ có sự tôn trọng và với một thiện chí hòa giải thực sự thì việc đoàn kết quốc dân chống xâm lăng mới có đủ điểu kiện để trở thành hiện thực.

Đối với nỗ lực bảo vệ lãnh hải và vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sự ủng hộ tinh thần cho lực lượng Hải quân, Kiểm Ngư, Cảnh sát Biển là điều tất nhiên. Cùng lúc đó, việc đòi hỏi các lực lượng quân đội cố gắng đóng đúng vai trò quốc phòng; và trong trường hợp khẩn thiết phải có quyết định đặt quyền lợi của đất nước, đồng bào lên trên hết, sẽ sẵn sàng quên đảng để bảo vệ Tổ Quốc.

Tóm lại, dù đất nước phải còn thì mới có cơ hội dân chủ hóa và phát triển quốc gia song nhận thức đó không thể tách rời khỏi nhu cầu chấm dứt nạn độc tài, tham ô và bất công. Quan trọng không kém, khuynh hướng tìm kiếm sự bảo hộ của một siêu cường nào đó để hy vọng thoát khỏi sự đe dọa của một siêu cường khác… cũng không hẳn là một lựa chọn sáng suốt. Việt Nam cần phải vận dụng nhu cầu chiến lược của các nước để làm điều kiện giữ nền độc lập cho nước mình. Sự độc lập của một quốc gia phải được đặt trên nền tảng của tinh thần tự quyết. Bình tĩnh để có một thái độ đúng đắn và một quyết định khôn ngoan là một đòi hỏi trước mắt của mỗi người Việt Nam, dù là ở đâu và đang làm gì.

Nếu chiến tranh với Trung Quốc xảy ra, nhu cầu cứu nước trước nạn xâm lăng cũng sẽ là điều kiện thuận lợi để đất nước thoát khỏi nạn độc tài. Trong bối cảnh đó, đảng CSVN sẽ không thể tiếp tục lệ thuộc Bắc phương và phải chấp nhận trả lại quyền lãnh đạo cho toàn dân, hoặc sẽ bị đào thải tức khắc.

Mặt khác, nếu dân tộc ta có cơ hội hòa đồng và đoàn kết thực sự, cuộc chiến tranh sắp tới, nếu có, sẽ là một bài học khó quên cho Trung Quốc. Và người dạy họ đừng nên ỷ nước lớn lấn hiếp nước nhỏ sẽ là dân tộc Việt Nam! Tất cả là do ở nhận thức, ý chí và quyết tâm của mỗi người Việt.

Lâm Thế Nguyên  (đVDVN)

Nguồn: www.dangvidan.net

http://www.vidan.org/editorial-commentary/125-quandiem/3433-3433

23 tháng 7, 2014

HD-981 đã dời đi nhưng hiểm họa xâm lăng vẫn còn đó!

Lê Nguyên Bình (ĐVDVN)
Giàn khoan HD-981 đã dời đi nhưng trong thực tế chưa có sự bảo đảm nào là chủ quyền lãnh hải Việt Nam đã được trả lại toàn vẹn. Cơn bão Rammasun sẽ qua, và những áp lực ngoại giao của thế giới đối với Trung Cộng sẽ từ từ lắng dịu, nhưng tham vọng bành trướng của nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với biển Đông Việt Nam vẫn còn nguyên trạng. Vấn đề của Việt Nam là làm sao để có thể đối phó được mọi hình thức xâm lấn khác nhau trong thời gian tới, kể cả khi các giàn khoan mới sẽ được đưa trở lại Biển Đông.
Giàn khoan của Trung Cộng tạm thời rời khỏi vùng biển Việt Nam không do kết quả của sự "đấu tranh bằng con đường ngoại giao" của nhà nước Việt Nam, mà là từ các áp lực quốc tế xuất phát bởi quyền lợi liên đới trong khu vực biển Đông.

5 tháng 7, 2014

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam: Một đáp ứng thời cuộc

Nguyễn Công Bằng (ĐVDVN)
Để có một xã hội dân sự đúng nghĩa và hiệu quả, Tự do Ngôn luận là một quyền không thể thiếu. Một khi chính kiến và ý kiến của mọi thành phần xã hội có được môi trường biểu hiện một cách tự do, thì tinh thần dân chủ mới có điều kiện thực thi. Sự kiện Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam được thành lập với một chủ trương rõ ràng, rộng mở đã khẳng định quyền được NÓI và quyết tâm tiến hành Quyền Lập Hội trong bối cảnh chính trị đầy khó khăn hiện nay.
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một tập hợp xã hội dân sự mới nhất. Tuy nhiên Hội này không mang tính non trẻ vì, nhìn vào thành phần sáng lập và điều hành, chúng ta thấy được sự tham gia của những người đã và đang có nhiều đóng góp lớn cho công cuộc dân chủ hóa đất nước.
Với tập hợp ban đầu bao gồm nhiều cây bút có xuất xứ khác nhau, kể cả những định hướng đấu tranh khác nhau, sự thành hình Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một biểu hiện lớn của tinh thần dân chủ; trong đó mọi sự khác biệt được tôn trọng để cùng góp sức xây dựng một thành quả chung.

27 tháng 5, 2014

Chọn thái độ nào khi Trung Quốc gây chiến tranh?

 
Lâm Thế Nguyên (ĐVDVN)
Với chủ trương gây hấn mỗi ngày một thêm nghiêm trọng của Trung Quốc, yếu tố dẫn đến chiến tranh đã hiện rõ hơn mỗi ngày. Dù cường độ mâu thuẫn chưa đủ mạnh để có thể biến thành một cuộc tranh chấp quân sự qui mô, song việc chuẩn bị tinh thần và thái độ cần có cho một xung đột lớn là điều cần thiết.
Nếu chiến tranh không tránh khỏi được, Việt Nam bắt buộc phải chiến đấu bằng tất cả những gì đang có để không thực sự mất nước hoàn toàn. Ai cũng hiểu rằng nhà nước Việt Nam sẽ không thể có đủ sức chống lại cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra, nếu như không có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của thế giới và nhân dân. Do vậy, những người lãnh đạo đương quyền không có sự chọn lựa nào khác hơn là phải cố gắng bằng mọi cách để vận động sự hậu thuẫn của các quốc gia có quan hệ quyền lợi chiến lược, và toàn thể nhân dân.
Đáng tiếc là trong thực tế, phản ứng của các nước liên hệ chưa đủ mạnh để đưa đến một liên minh chặt chẽ có thể buộc Trung Cộng phải nhượng bộ ngay. Đối với nhân dân Việt Nam, sai lầm cố hữu của đảng CSVN vẫn là cố gắng dành lấy riêng quyền chủ động giải quyết vấn đề biến động biển Đông. Vì vậy, họ chưa vận dụng được toàn bộ sức mạnh của dân tộc một cách hữu hiệu.

14 tháng 5, 2014

Biến động biển Đông: Việt Nam cần đối phó ra sao?

Nguyễn Công Bằng (ĐVDVN)
Đầu tháng 5/2014, Trung Cộng chính thức lấn chiếm lãnh hải Việt Nam bằng vũ lực một cách ngông nghênh, che đậy bằng hình thức đưa giàn khoan dầu Haiyan-981 vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bất chấp các quy tắc bang giao và công ước quốc tế. Quá trình và thực tế diễn tiến của sự việc cho thấy đây không phải là một xung đột quyền lợi bình thường giữa hai quốc gia, và có thể giải quyết một cách hiệu quả qua các thương thuyết ngoại giao.
Đây là một biến động có toan tính chiến lược của nhà cầm quyền Bắc Kinh, với định hướng lâu dài, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình và tương lai chung của cả khu vực, đặc biệt là Việt Nam. Với nhận thức đó, người Việt trong và ngoài nước đã đồng lòng lên tiếng và thể hiện một thái độ chung: Quyết tâm đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lãnh hải của quốc gia.
Vấn đề trước mắt của toàn thể nhân dân Việt Nam, và những người lãnh đạo đương quyền, là phải có một thái độ thích hợp, cùng một định hướng đối phó hiệu quả ra sao?